Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp

Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp

6 10 99
Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp 10 6 99
Tham gia bán hàng đa cấp, được công ty này cho đi du lịch nước ngoài khiến bà Dinh tin tưởng, vay thêm 500 triệu để đầu tư. Sau đó, bà Dinh đã tự tử vì không thể trả nổi số tiền nợ.
Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp - Ảnh 1
Bà Dinh cắm sổ đỏ vay 500 triệu tham gia bán hàng đa cấp, không biết lấy tiền đâu trả nợ, bà tự tử để được giải thoát.
Cơn bão đa cấp đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương, người dân ở nhiều vùng quê đã bỏ ra không ít tiền đầu tư vào một mô hình kinh doanh được quảng cáo hái ra tiền. Lợi nhuận thu về tăng theo cấp số nhân. Nhưng giấc mộng làm giàu nhanh chóng vỡ tan khi những người dân vay mượn cả trăm thậm chí là tỷ bạc để đầu tư vào đa cấp.
Ông Nguyễn Hữu An (chồng bà Nguyễn Thị Dinh – tại Hà Tĩnh) kể lại câu chuyện đau lòng từ khi bà dính vào bán hàng đa cấp của công ty TNMU. Theo đó, bà tham gia mạng lưới này và đóng vào đó 170 triệu đồng.
Ban đầu, nhận được tiền hoa hồng và thù lao, thậm chí còn được công ty đa cấp cho đi du lịch nước ngoài nên bà Dinh thích thú, tin tưởng lắm. Sau đó, bà còn cắm cả sổ đỏ của gia đình để tiếp tục đóng tiền vào mạng lưới bán hàng đa cấp 500 triệu để tiếp tục đầu tư.
Chẳng biết lời lãi thế nào, nhưng do áp lực từ số tiền khổng lồ đã vay mà khiến bà Dinh phải tự tử để giải thoát.
Từ một người bình thường, sau khi tham gia bán hàng đa cấp, cắm sổ đỏ hàng trăm triệu đồng nhưng không biết có lấy lại được tiền hay không, bà Dinh lo lắng đến bị trầm cảm rồi tìm đến cái chết.
Con gái bà Dinh băn khoăn: “Nhiều khi em không hiểu họ (công ty đa cấp) có cho mẹ dùng thuốc chi hay không mà mẹ như bị trầm cảm, đầu óc không minh mẫn, không nhớ ra nhiều điều.
Tự tử sau khi tham gia bán hàng đa cấp - Ảnh 2
Chị Văn làm nghề bán rau bị dụ dỗ tham gia bán hàng đa cấp.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Văn ở Hương Khê, Hà Tĩnh nuôi 3 con nhỏ, làm nghề bán rau, thu nhập bấp bênh 60.000–70.000 đồng/ ngày nên gia cảnh khó khăn. Nghe lời mời gọi hấp dẫn của người quen, chị đã gom góp tất cả 5 triệu tiền dành dụm của gia đình, vay mượn thêm hơn 5 triệu nữa và giấu gia đình mua một gói sản phẩm trong đường dây bán hàng đa cấp. Khi mua xong, nghe nhiều người phân tích rủi ro không lấy lại được tiền, lại nơm nớp lo gia đình biết, chị tìm lại người quen rủ tham gia để đòi tiền nhưng không được.
May mắn hơn chị Văn, bà Năm là một người đã bỏ hơn 100 triệu để mua hàng và đầu tư, mong hưởng siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ và thấy nhiều bất thường trong hàng hóa cũng như phương thức bán hàng đa cấp, bà đã gửi đơn khiếu nại lên Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh mong được hỗ trợ đòi lại tiền của mình.
Sau nhiều tháng nhờ sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, bà Năm mới đòi được 90 triệu, nhưng 10 triệu không thể đòi được. Tuy nhiên, đó là trường hợp may mắn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top